
Học xong Marketing ra làm gì? 8 công việc phổ biến nhất trong ngành marketing hiện nay
Học xong Marketing ra làm gì?, các Marketers cần phải làm những công việc gì sau khi học xong marketing? Các kỹ năng cần có của người làm trong ngành Marketing là gì? Hãy cùng tự học tìm hiểu nhé!
Mục lục
Làm gì sau khi học xong Marketing ?
Làm việc trong các agency
Agency là thuật ngữ chỉ các công ty chuyên về cung cấp các dịch vụ truyền thông, quảng cáo và tiếp thị. Bạn có thể hiểu đơn giản agency sẽ truyền thông tiếp thị cho nhiều công ty, các công ty, tổ chức là khách hàng (client) của họ, sản phẩm họ bán là dịch vụ truyền thông. Sau đây là các vị trí công việc cụ thể:
Người lập kế hoạch
Nhân viên planner là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị cho các bên khách hàng. Họ chính là những người nắm giữ vai trò “đầu não” trong mỗi chiến dịch.
Công việc chủ yếu của họ là nghiên cứu client, nghiên cứu thị trường, hiểu được công chúng mục tiêu của client, nghiên cứu đối thủ của client, đưa ra kế hoạch giải pháp nhằm giúp client đạt được mục tiêu do họ đặt ra.
Copywriter và Content Creator
Đây là các vị trí làm việc chủ yếu với ngôn từ, họ là những người chọn lọc, sử dụng ngôn ngữ để làm nội dung của chiến dịch tiếp thị bao gồm slogan, tiêu đề, catalogue, tagline…. Hiện nay, phần nội dung không chỉ bao gồm chữ nghĩa mà còn có cả hình ảnh. Vì vậy, người làm content creator còn cần có tư duy hình ảnh tốt và viết brief (tạm dịch: bản tóm tắt mô tả) hình ảnh cho designer. Vị trí này khá lý tưởng cho những người có khả năng sử dụng ngôn từ tốt và đang băn khoăn học xong Marketing ra trường làm gì.
Nhà thiết kế
Designer là nhân viên thiết kế. Họ là những người biến những ý tưởng của copywriter và content creator trở thành hình ảnh, video, gif… một cách trực quan nhất. Designer cần có tư duy hình ảnh tốt và có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế. Đây là công việc đòi hỏi sức sáng tạo và gu thẩm mỹ cao.
Xem thêm: Top việc làm designer mới nhất hiện nay
Tài khoản
Account là vị trí chịu trách nhiệm kết nối giữa agency và client. Họ là người tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đàm phán ký kết hợp đồng, tiếp nhận các thông tin, yêu cầu của client, tạo mối quan hệ với khách, giữ vai trò liên hệ giữa client và đội ngũ sản xuất của agency. Hiểu một cách nôm na, account có công việc mang tính chất của sales trong agency tuy nhiên tác vụ của họ phức tạp hơn và yêu cầu có kiến thức chuyên môn về Marketing.

Làm việc trong các công ty client
Khi tìm việc làm Marketing, bạn có một sự lựa chọn khác là làm ở công ty client tức là làm trong bộ phận Marketing của các công ty, tổ chức. Bạn tiếp thị chỉ cho duy nhất tổ chức bạn đang làm thay vì làm tiếp thị cho nhiều tổ chức.
Về cơ bản, với những tổ chức lớn, bộ phận Marketing phát triển, họ cũng xây dựng phòng ban Marketing với các vị trí nhân viên content, designer, planner như trong agency. Tuy vậy, với các tổ chức nhỏ hơn hoặc phòng Marketing không có quy mô lớn thì bạn sẽ là người thực hiện rất nhiều tác vụ đôi khi là làm việc như planner lẫn content creator. Dưới đây là một số vị trí công việc trong client.
>>> Xem thêm: Nhân viên Marketing Executive là gì? Họ có gì đặc biệt so với các Marketer khác?
Nhân viên/Trợ lý Marketing
Vị trí này thực hiện đa dạng các đầu việc tiếp thị bao gồm cả việc nghiên cứu thị trường, hỗ trợ xây dựng kế hoạch tiếp thị, thực hiện các tác vụ cụ thể trong kế hoạch tiếp thị, hỗ trợ các công việc khác trong phòng Marketing. Nếu bạn là người khá toàn diện các kỹ năng, kiến thức về Marketing thì có thể xem xét vị trí này khi đặt câu hỏi học xong Marketing ra trường làm gì
Nhân viên/Chuyên viên nghiên cứu thị trường
Với những công ty lớn thì vị trí nghiên cứu thị trường có thể tách ra riêng so với nhân viên Marketing. Công việc của nhân viên nghiên cứu thị trường là tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu thông tin về khách hàng của tổ chức, phân tích đối thủ. Những thông tin mà họ đưa ra có giá trị rất lớn trong việc lên kế hoạch truyền thông tiếp thị.
Nhân viên quan hệ công chúng
Nhân viên quan hệ công chúng trong các tổ chức sẽ chịu trách nhiệm các công việc về làm việc với báo chí, quản lý quan hệ với cộng đồng, xử lý khủng hoảng truyền thông, tổ chức sự kiện…
Các công việc nêu trên đều bắt đầu từ vị trí nhân viên phù hợp với người mới ra trường. Sinh viên mới ra trường thường đặt câu hỏi: Sinh viên mới ra trường cần làm gì để có công việc tốt, hãy bắt đầu từ các vị trí nhân viên, học hỏi kinh nghiệm và bạn sẽ thăng tiến dần trong tương lai nếu có năng lực và nỗ lực. Các vị trí thăng tiến tiếp theo sẽ là Manager, là Trưởng phòng Marketing, Giám đốc Marketing, Giám đốc Sáng tạo…
Những vị trí công việc sau khi học xong Marketing
Từ những công việc chính trên, những vị trí công việc trong ngành Marketing là gì?
Chuyên viên SEO
Các chuyên viên SEO làm nhiệm vụ phân tích và tối ưu hóa website để trang web có thể xếp đầu bảng trong kết quả của công cụ tìm kiếm.
Họ sẽ xác định cách để tăng lượng truy cập vào trang web bằng việc liên tục thử nghiệm và phân tích dữ liệu để xác định xu hướng.
Chuyên viên SEO sẽ làm việc chặt chẽ với Chuyên viên Content Marketing để đảm bảo các yếu tố SEO on page (nội dung chuẩn SEO) và triển khai các hoạt động SEO off page.
Chuyên viên Digital Marketing
Chuyên viên Digital Marketing thường phải phối hợp chặt chẽ với các team Marketing khác nhau để đảm bảo chiến dịch Marketing hoạt động tiếp thị truyền thống hiệu quả.
Họ cần phải:
- Lập kế hoạch và đảm bảo tiến độ của chiến dịch
- Quản lý ngân sách tài chính
- Điều phối chiến dịch từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc
Chuyên viên Content Marketing
Các chuyên viên nội dung là các nhà sáng tạo nội dung chịu trách nhiệm việc lên kế hoạch và thực thi chiến lược nội dung nhằm thu hút lượng traffic về website công ty.
Chuyên viên nội dung sẽ làm việc chặt chẽ với Chuyên viên SEO về bộ từ khóa cho các bài viết và đảm bảo bài viết chuẩn SEO để đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
Chuyên viên Social Media Marketing
Chuyên viên Social media marketing sẽ tập trung lên kế hoạch nội dung và phân phối trên các kênh mạng xã hội để thu hút sự tương tác với các đối tượng tiềm năng.
Cụ thể hơn, chuyên viên Social Media Marketing sẽ cần phải:
- Xây dựng và quản lý chiến dịch trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thương hiệu của doanh nghiệp.
- Xây dựng nội dung trên các nền tảng social media
- Cập nhật các xu hướng đặc biệt của social media.
Chuyên viên Marketing Analyst (Phân tích dữ liệu)
Chuyên viên Marketing Analyst sẽ làm 2 đầu công việc chính như:
- Xử lý dữ liệu
Trong quá trình xử lý dữ liệu, chuyên viên Marketing Analyst sẽ phải biết cách “lấy” dữ liệu từ các nguồn khác nhau, đôi khi còn phải xử lý các “dữ liệu thô”. Việc học các ngôn ngữ lập trình như SQL, Python hay R là điều bắt buộc để chuyên viên Marketing Analyst có thể làm được các tác vụ này.
- Phân tích & Thiết kế báo cáo
Sau khi đã lấy được dữ liệu, xử lý và làm sạch dữ liệu, chuyên viên Marketing Analyst sẽ đi đến đầu mục tiếp theo: phân tích dữ liệu và thiết kế báo cáo.
Để làm tốt công việc này, Marketing Analyst nên chuẩn bị cho mình một tư duy logic & business acumen thật tốt, đồng thời thành thạo một vài công cụ trực quan hóa dữ liệu: Power BI, Tableau, Google Data Studio, hay đơn giản là Excel.
Quản lý Marketing
Quản lý Marketing sẽ là người nắm bắt hiệu quả tổng thể của các hoạt động Marketing. Marketing Manager thường thực hiện công việc lập kế hoạch cho các chiến dịch Marketing và giám sát việc thực thi của các vị trí chuyên môn kể trên.
Các nhà quản lý Marketing sẽ phải chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo về hiệu quả chiến dịch Marketing cụ thể như traffic thu được, số lượng khách hàng tiềm năng mang về, hiệu quả làm việc của đội ngũ hay doanh số đạt được.
Học xong Marketing ra trường làm gì?
Trong nền kinh tế hội nhập, việc đầu tư, sản xuất ngày càng cạnh tranh gay gắt, mỗi doanh nghiệp cần phải sở hữu cho mình những nhân tài trong lĩnh vực Marketing để khẳng định và duy trì chỗ đứng trên thị trường kinh doanh. Từ đó, ngành Marketing ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm theo học.Người học Marketing sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ năng lực đảm nhận các vị trí từ chuyên viên cho đến quản lý tại các bộ phận, có khả năng cạnh tranh ở các vị trí:
- Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing;
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường;
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng;
- Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu;
- Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing…
Học xong Marketing, ra trường bạn có thể làm việc tại:
- Doanh nghiệp hoạt động với các loại hình khác nhau như liên doanh, liên kết, TNHH; công ty, tập đoàn đa quốc gia;
- Các công ty quảng cáo (Advertising agency);
- Công ty truyền thông (Media agency);
- Công ty nghiên cứu thị trường (Market research agency);
- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo ngành Marketing…
Bên cạnh việc nắm rõ học xong Marketing ra trường làm gì?, ngoài những kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm,…thì yếu tố ngoại ngữ cũng góp phần không nhỏ trong việc thu hút nhà tuyển dụng.
Vì vậy, mong muốn có được nền tảng nghề nghiệp vững chắc, thí sinh cần chọn đúng trường đào tạo nhằm đảm bảo cơ hội nghề nghiệp tốt nhất khi ra trường.
Để nhanh chóng trở thành một Marketer chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải lựa chọn cho mình một chương trình đào tạo uy tín ở các trường đại học phù hợp như: Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Công nghệ – HUTECH.
Ngay từ bây giờ, lựa chọn ngành Marketing ở một trường đại học có thế mạnh trên cơ sở hiểu rõ ngành Marketing là gì? học xong Marketing ra trường làm gì? là rất cần thiết cho những ai muốn theo đuổi ngành học trong này.
Với sự phát triển của internet, Marketing có giá trị lớn trong việc mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp bạn. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về thuật ngữ Marketing và sẽ có những chiến lược phù hợp với thương hiệu của mình.