
Lộ trình tự học lập trình web cho người mới bắt đầu
Lập trình web nghe có vẻ phức tạp và chỉ phù hợp với những người giỏi toán. Nhưng trên thực tế việc tự học lập trình web hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ. Học lập trình web không hề khó khăn như bạn nghĩ. Bài viết này sẽ giúp bạn biết được tự học lập trình web bắt đầu từ đâu và ngôn ngữ nào nên học.
Mục lục
Ai có thể học lập trình Web?
Chúng ta hầu hết có suy nghĩ rằng công việc học lập trình web chỉ dành cho những bạn muốn trở thành lập trình viên hay những bạn giỏi toán. Lập trình web là một công việc rất phức tạp và khó. Tuy nhiên, suy nghĩ này không còn đúng với hiện tại. Ngày nay, lập trình web là công việc ai cũng có thể thực hiện được với sự hỗ trợ của rất nhiều công cụ. Nhưng đây chỉ là với các trang web đơn giản. Đối với các trang web yêu cầu cao hơn về bảo mật, cấu trúc, bố cục, chức năng cần có kiến thức, trình độ chuyên sâu hơn.
Những thông tin cơ bản về lập trình web
Khái niệm
Fontend và backend là 2 bộ phận chính của lập trình web. Lập trình Fontend gồm design và ngôn ngữ hiển thị HTML hoặc CSS. Tất cả mọi thứ người dùng nhìn thấy khi truy cập vào trang web chính là Fontend. Nếu Fontend là vỏ bọc của trang web thì backend chính là hạt nhân. Backend là sever(máy chủ) và các cấu trúc database(cơ sở dữ liệu). Backend tạo nên web, đảm bảo wed hoạt động, giải quyết các yêu cầu, đảm bảo chức năng, phục vụ trải nghiệm của người dùng.
Có những lập trình viên chuyên về Fontend, những lập trình viên chuyên về Backend. Bên cạnh đó là những lập trình viên Full-stack là những lập trình viên đảm nhận cả fontend và backend. Bạn muốn trở thành lập trình viên fontend hay backend hay một lập trình viên Full-stack ? Hãy tùy vào sở thích, năng lực của mình để nỗ lực trở thành người bạn mong muốn nhé.
Lập trình wed và thiết kế wed không phải là một
Chúng ta thường lầm tưởng rằng hai khái niệm này giống nhau. Tuy nhiên để trở thành một web developer, bạn cần hiểu rõ tránh nhầm lần hai khái niệm này.
Thiết kế web khác lập trình web. Lên ý tưởng, chọn layout, màu sắc, hình ảnh, templates là công việc của thiết kế web. Đảm bảo web vận hành, hoạt động, hiển thị được mới là công việc của lập trình web. Code là yếu tố cơ bản của lập trình web còn thiết kế web là một công việc khác đôi khi cần viết code đôi khi lại cần dử dụng những công cụ hỗ trợ khác.
Không cần học tất cả các ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ lập trình rất đa dạng và phong phú. Bạn không nhất thiết phải học hết tất cả các ngôn ngữ lập trình mới lập trình web được. Bạn chỉ cần thông thạo một ngôn ngữ lập trình là đã có thể tạo ra một web hoàn thiện. Tuy nhiên, bạn cần trau dồi cho bản thân thêm các ngôn ngữ lập trình giúp công việc dễ dàng và nhanh hơn. Trang web sẽ trở nên chuyên nghiệp, hoạt động tốt hơn, mượt mà hơn.
Tự học lập trình web
1. Sử dụng Google tìm kiếm:
Khi bắt đầu một vấn đề mới hay khi thắc mắc một điều gì đó chúng ta thường bắt đầu bằng việc Search Google. Một cụm từ khóa Google sẽ cho bạn rất nhiều kết quả là bài viết, thông tin đến từ nhiều nguồn khác nhau. Tham khảo thông tin trên Google giúp cho bạn có cái nhìn khái quát, hiểu rõ hơn vấn đề. Tuy nhiên, với lượng lớn thông tin đôi khi sẽ khiến bạn bị hoang mang. Vậy nên hãy Search Google để tham khảo thêm thông tin thôi nhé.
2. Lập trình web nên học ngôn ngữ nào?
Ngôn ngữ lập trình là công cụ chính để biến ý tưởng thành hiện thực. Bạn không cần học hết tất cả các ngôn ngữ lập trình. Hãy chọn bắt đầu học một ngôn ngữ lập trình và sử dụng nó một cách thành thạo. Tự học lập trình web bên bắt đầu với ngôn ngữ nào? Bạn mới bắt đầu tự học lập trình web nên lựa chọn học một trong hai ngôn ngữ : PHP hoặc Java.
PHP
- PHP tạo trang web bằng mã nguồn.
- Ưu điểm: tốc độ nhanh, nhẹ, thuận tiện, tiết kiệm thời gian.
- Có khả năng nhúng HTML
Tham khảo nguồn tự học PHP tại đây
Java
- Java tạo web bằng code
- Ưu điểm: có thể tái sử dụng các code cũ, mở rộng các mô-đun.
- Sử dụng trên 4 app khác nhau :Standalone App, Web App, Enterprise App, Mobile App.
Tham khảo nguồn tự học Java tại đây.
3. Học các thuật ngữ
Những lập trình viên thường sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành để trao đổi với nhau. Các web, tài liệu sử dụng các từ mang tính chuyên môn. Bạn cần phải học các thuật ngữ để hiểu được nội dung các tài liệu và trao đổi với đồng nghiệp. Việc không hiểu các thuật ngữ là một rào cản lớn cho quá trình tự học lập trình web và ứng dụng vào công việc sau này của bạn. Hãy tìm hiểu các thuật ngữ chuyên ngành như: code (mã), source code (mã nguồn), bug (lỗi),…
4. Học cấu trúc trang web
Xây nhà cần hiểu cấu trúc nhà, lập trình web cũng cần hiểu cấu trúc của web. Cấu trúc cơ bản của một trang web thường có dạng:
Giao diện
- Header: logo, sologan, hiệu ứng,…
- Body: nội dung truyền tải đến khách truy cập trang
- Footer: thông tin liên lạc, chính sách khách hàng, địa chỉ cửa hàng,…
Trang con trong web
- Trang sản phẩm, bài viết, trang giỏ hàng,…
- Các trang danh mục: category page
- Các trang chi tiết: detailed page
5: Thực hành
Sau khi học xong các kiến thức cơ bản về lập trình web hãy thử bắt tay vào thực hành. Dưới đây là một vài nền tảng hỗ trợ việc thực hành và tự học lập trình web bằng tiếng Việt, đơn giản, miễn phí
WordPress
Trước tiên, bạn hãy sử dụng WordPress – nền tảng tạo wed đơn giản, được sử dụng cực kì phổ biến hiện nay. Không cần viết code, sử dụng các giao diện, các plugin đi kèm là bạn đã có thể tạo ra trang web đầu tiên của mình. Hãy thử tạo trang web từ đơn gian đến phức tạp từ các blog cá nhân đến các trang bán hàng, khó hơn là tạo các web cho doanh nghiệp.
Blogger
Cùng do Google cung cấp nhưng so với Google Site, Blogger là nền tảng có thể lập trình web có thể sử dụng Tiếng Việt và lập trình chuyên nghiệp hơn. Người dùng có thể tạo ra một wed hoàn chỉnh có hỗ trợ HTML, JavaScript,… Lập trình viên chuyên nghiệp hay một người mới tự học lập trình web đều có thể sử dụng Blogger. Blogger đã và đang xây dựng một cộng đồng người dùng lớn mạnh và đang nhận được rất nhiều đánh giá tích cực.
Lập trình web là công việc không hề khó khăn như chúng ta vẫn nghĩ. Mong rằng với bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc về việc tự học lập trình web nên học ngôn ngữ nào, bắt đầu từ đâu của bạn. Chúc bạn thành công trong việc tự tạo ra trang web của mình. Tìm hiểu thêm thông tin về ngành lập trình tại : Tuhoc.online.
2 Comments